Mode:  
Đăng ký  |  Đăng nhập
Công Ty Điện Lực Hà Giang  -  Wednesday, March 29, 2023
 
Hướng dẫn thực hiện dự án Điện mặt trời trên mái nhà
 
05/06/2019 15:57

 

Hướng dẫn thực hiện dự án Điện mặt trời trên mái nhà

I/ Hướng dẫn thực hiện đấu nối Điện mặt trời trên mái nhà:

1/ Xác định dự án:

a/ Dự án điện mặt trời trên mái nhà là dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái hoặc gắn với công trình xây dựng (không phân biệt mức công suất) có đấu nối vào lưới điện của ngành điện (EVN) và có nhu cầu bán lượng điện dư cho ngành điện.

b/ Đối với các dự án điện mặt trời có công suất < 1MWp lắp đặt trên đất hoặc trên mặt nước không gắn với công trình xây dựng. Trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan quản lý nhà nước, đối với các dự án như trên đã được các chủ đầu tư lắp đặt hoàn thành (ngoại trừ dự án đầu tư nhiều giai đoạn) các Điện lực thực hiện đấu nối như dự án điện mặt trời trên mái nhà nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư được bán lượng điện dư cho ngành điện.

c/ Các dự án điện mặt trời còn lại được xem như dự án điện mặt trời đấu nối lưới và không thuộc phạm vi hướng dẫn của văn bản này.

2/ Bổ sung quy hoạch và đăng ký bán điện cho ngành điện (EVN):

a/ Đối với các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà có công suất < 1MWp: Chủ đầu tư không cần thực hiện thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời và thực hiện đăng ký bán điện cho EVN theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 của Bộ Công Thương.

- Đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất < 1MW: Chủ đầu tư đăng ký đấu nối Công ty Điện lực tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (viết tắt là Công ty Điện lực tỉnh) các thông tin chính: Công suất dự kiến, thông số kỹ thuật của tấm pin quang điện, thông số của bộ biến đổi điện xoay chiều. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống lưới điện, bộ biến đổi điện từ một chiều sang xoay chiều phải có chức năng chống hòa lưới khi lưới điện không có điện và đảm bảo các tiêu chuẩn về điện áp, tần số theo quy định .

b/ Đối với các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà có công suất ≥ 1MWp: Chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời theo quy định tại Điều 9; Khoản 2, Điều 11 Thông tư số 16/2017/TT-BCT, thực hiện đăng ký bán điện cho EVN theo quy định tại Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 16/2017/TT-BCT và thực hiện thủ tục cấp phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BCT ngày 31/7/2017 của Bộ Công Thương.

                                                                     Lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà (ảnh minh họa)

3/ Công suất của hệ thống điện mặt trời và điểm đấu nối vào lưới điện:

a/ Trường hợp công suất lắp đặt của hệ thống điện mặt trời trên mái nhà nhỏ hơn công suất định mức của MBA phân phối hạ áp, thực hiện như sau:

-   Hệ thống điện mặt trời công suất lắp đặt < 03 kWp: được đấu nối vào

lưới điện hạ áp bằng 1 pha hoặc 3 pha.

-   Hệ thống điện mặt trời công suất lắp đặt 03 kWp: được đấu nối vào

lưới điện hạ áp bằng 3 pha. Đồng ý cho hệ thống điện mặt trời có công suất lắp đặt

≥ 03 kWp đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 1 pha nếu lưới điện vẫn đảm bảo điều kiện vận hành an toàn, ổn định.

-   Tổng công suất lắp đặt của các hệ thống điện mặt trời đấu nối vào lưới điện hạ áp phải nhỏ hơn công suất định mức của MBA phân phối hạ áp. Các Điện lực theo dõi, kiểm soát chặt chẽ công suất của các hệ thống điện mặt trời đấu nối vào lưới hạ áp, tránh tình trạng các hệ thống điện mặt trời phát công suất vào lưới gây quá tải MBA phân phối hạ áp.

b/ Trường hợp công suất lắp đặt của hệ thống điện mặt trời trên mái nhà bằng hoặc lớn hơn công suất định mức của MBA phân phối hạ áp thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm xây dựng đường dây, MBA nâng áp và thỏa thuận với Điện lực để được đấu nối vào lưới điện trung áp gần nhất.

c/ Trường hợp lưới điện hiện hữu chưa đáp ứng về công suất đấu nối của hệ thống điện mặt trời, Điện lực có văn bản thông báo cho chủ đầu tư, trong đó nêu rõ lý do và thời gian dự kiến nâng cấp, cải tạo lưới điện.

4/ Đối với hệ thống điện mặt trời trên mái nhà đấu nối vào lưới điện hạ áp: a/ Về trình tự thỏa thuận đấu nối:

-   Đối với khách hàng đang sử dụng điện có điện mặt trời trên mái nhà và có nhu cầu bán lượng điện dư cho EVN: Khách hàng thực hiện đăng ký bán điện cho EVN theo quy định tại Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 16/2017/TT-BCT. Điện lực tiếp nhận yêu cầu của khách hàng có trách nhiệm kiểm tra các thông số của hệ thống điện mặt trời của khách hàng, kiểm tra hiện trạng lưới điện phân phối hạ áp tại khu vực đấu nối của khách hàng theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 16/2017/TT-BCT. Trường hợp hệ thống điện mặt trời đủ điều kiện đóng điện, Điện lực phối hợp với khách hàng lắp đặt chuyển đổi công tơ 2 chiều, ký biên bản thỏa thuận tạm thời về việc xác nhận chỉ số công tơ và điện năng giao nhận với khách hàng theo quy định. Trường hợp phải thay đổi điểm đấu nối với lưới điện (từ 1 pha sang 3 pha) để đấu nối hệ thống điện mặt trời, khách hàng chịu trách nhiệm nâng

cấp dây dẫn sau công tơ, Điện lực chịu trách nhiệm nâng cấp dây dẫn từ công tơ đến điểm đấu nối.

-   Đối với khách hàng có điện mặt trời trên mái nhà có nhu cầu cấp điện mới: Khách hàng thực hiện đăng ký bán lượng điện dư cho EVN đồng thời với việc gửi hồ sơ đề nghị cấp điện mới theo quy định tại Khoản 1, Điều 43 Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ Công Thương (goi tắt là Thông tư số 39/2015/TT-BCT) Điện lực tiếp nhận yêu cầu của khách hàng có trách nhiệm kiểm tra các thông số của hệ thống điện mặt trời của khách hàng, kiểm tra hiện trạng lưới điện phân phối hạ áp tại khu vực đấu nối của khách hàng theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 16/2017/TT-BCT. Trường hợp hệ thống điện mặt trời đủ điều kiện đóng điện, Điện lực phối hợp với khách hàng thực hiện lắp đặt công tơ 2 chiều, ký biên bản thỏa thuận tạm thời về việc xác nhận chỉ số công tơ và điện năng giao nhận với khách hàng theo quy định.

-   Thời gian và trình tự thực hiện đấu nối vào lưới điện hạ áp đối với khách hàng có điện mặt trời trên mái nhà có nhu cầu cấp điện mới hoặc thay đổi điểm đấu nối để đấu nối hệ thống điện mặt trời, Điện lực thực hiện theo quy định tại Điều 54 Thông tư số 39/2015/TT-BCT.

b/ Việc kiểm tra, thử nghiệm các thông số của hệ thống điện mặt trời trên mái nhà đấu nối vào lưới điện hạ áp thực hiện như sau:

-   Khuyến khích khách hàng tự tổ chức thực hiện thí nghiệm bởi một đơn vị có đủ năng lực và cung cấp cho Điện lực các kết quả thí nghiệm hệ thống điện mặt trời của khách hàng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BCT. Trường hợp khách hàng không cung cấp được kết quả thí nghiệm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BCT, căn cứ hồ sơ, tài liệu do nhà sản xuất công bố, Điện lực phối hợp với khách hàng kiểm tra thực tế các thiết bị, lập biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra và sử lý như sau:

+ Đồng ý đóng điện hệ thống điện mặt trời (hoặc đồng ý mua điện) theo quy định trong trường hợp hệ thống điện mặt trời của khách hàng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BCT.

+ Không đồng ý đóng điện hệ thống điện mặt trời (hoặc không đồng ý mua điện) trong trường hợp hệ thống điện mặt trời của khách hàng chưa đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BCT.

-   Trong quá trình vận hành hệ thống điện mặt trời của khách hàng, Điện lực có trách nhiệm kiểm tra, giám sát vận hành và sử lý theo quy định tại Điều 52 Thông tư số 39/2015/TT-BCT.

5/ Về trình tự, thủ tục thỏa thuận đấu nối hệ thống điện mặt trời trên mái nhà vào lưới điện trung áp trở lên: Các Điện lực thực hiện theo quy định tai các Điều 43 đến Điều 57 Thông tư số 39/2015/TT-BCT.

6/ Điện lực thực hiện tư vấn, khuyến khích khách hàng lắp đặt bộ biến đổi điện có khả năng hoạt động ở cả chế độ bám lưới và chế độ độc lập với lưới điện khi lưới điện bị mất điện (bộ hybrid inverter), hệ thống tích trữ điện (nếu cần thiết) để sử dụng lượng điện phát ra từ hệ thống điện mặt trời trên mái nhà của khách hàng khi lưới điện bị quá tải phải sa thải phụ tải hoặc bị sự cố mất điện.

7/ Thường xuyên cập nhật tình hình phát triển điện mặt trời trên mái nhà tại các khu vực phụ tải, đường dây, TBA, khách hàng thuộc địa bàn quản lý để tổng hợp, theo dõi báo cáo (theo mẫu báo cáo trên CMIS) bằng văn bản về Phòng kinh doanh Công ty trước ngày 24 hàng tháng.

Các Điện lực thực hiện đấu nối dự án điện mặt trời trên mái nhà của khách hàng theo hướng đơn giản hóa thủ tục, không phát sinh đòi hỏi các thủ tục, giấy tờ ngoài quy định hiện hành của nhà nước và của EVN, nhằm rút ngắn thời gian và các bước thực hiện, tạo thuận lợi cho việc phát triển đại trà điện mặt trời trên mái nhà nhưng vẫn đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện.

II/ Hướng dẫn thực hiện các dự án Điện mặt trời trên mái nhà: (ĐMTMN)

1/ Thực hiện Hợp đồng mua bán điện: (HĐMBĐ)

-    HĐMBĐ từ các dự án ĐMTMN của chủ đầu tư sử dụng mẫu Hợp đồng được ban hành tại Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/03/2019 của Bộ Công Thương.

-   Hợp đồng bán điện từ lưới điện cho chủ đầu tư: tại điểm lắp đặt dự án nếu chủ đầu tư đã có Hợp đồng mua điện từ lưới điện thì thực hiện theo Hợp đồng đã ký trước đó, nếu chủ đầu tư chưa có Hợp đồng mua điện từ lưới điện thì thực hiện ký mới theo mẫu tại Bộ Quy trình kinh doanh do EVN đã ban hành (khách hàng đề nghị cấp điện mới).

2/ Cơ chế mua bán điện:

-   Trường hợp ĐMTMN tại trụ sở các Điện lực là đơn vị trực tiếp bán điện trên địa bàn: Đơn vị không hạch toán doanh thu đối với sản lượng điện mặt trời phát lên lưới, chỉ thực hiện theo dõi hạch toán chi phí thực hiện phát sinh của ĐMTMN (Phần sản lượng điện phát lên lưới được ghi nhận là điện tự sản xuất của đơn vị).

-   Trường hợp dự án ĐMTMN tại trụ sở của các đơn vị khác không phải của các Điện lực, trên cơ sở ký HĐMBĐ với Điện lực, đơn vị hạch toán doanh thu bán điện mặt trời, chi phí hoạt động ĐMTMN được tập hợp theo chi phí phát sinh thực tế (Phần sản lượng điện mua từ ĐMTMN của đơn vị này được Công ty ghi nhận là sản lượng điện mua đầu nguồn).

3/ Giá mua điện dự án ĐMTMN (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng):

-   Trước ngày 01/01/2018 giá mua là: 2.086 đ/kWh

 

- Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 giá mua là: 2.096 đ/kWh

 

- Từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019 giá mua là: 2.134 đ/kWh

-   Từ năm 2020 và các năm tiếp theo giá mua được xác định theo từng năm bằng tiền Việt Nam đồng tương đương 9,35 Uscents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với Đô la Mỹ (USD) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước.

4/ Thanh toán tiền điện cho Chủ đầu tư:

-   Tiền điện được thanh toán bằng tiền Việt Nam (VNĐ), được xác định cho

từng năm, tính đến hàng đơn vị đồng (không làm tròn số).

-   Hình thức thanh toán bằng chuyển khoản, Phí chuyển khoản do chủ đầu

chịu.

5/ Chế độ báo cáo:

       Hàng tháng, Quý các Điện lực thực hiện báo cáo chi tiết: Số lượng khách hàng, công suất lắp đặt, sản lượng phát lên lưới.

Theo Nguyễn Thanh Liêm - CNTT
27052 lượt xem.
Các tin khác :
TCBC: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 2/2023, nhiệm vụ công tác tháng 3/2023 của EVNNPC Hà Giang tiết kiệm được 21.000 kWh điện trong sự kiện Giờ trái đất 2023
Tháng 2/2023, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã vận hành an toàn, ổn định lưới điện, chủ động đảm bảo cung ứng điện an toàn và chất lượng phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, của các địa phương và nhân dân trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố miền Bắc. Hơn 21000 kWh điện là số điện năng đã tiết kiệm được trên toàn tỉnh Hà Giang trong sự kiện tắt đèn diễn ra từ 20h30 - 21h30 tối 25/3/2023 của chiến dịch Chiến dịch Giờ trái đất năm nay.
Top  |  Home